Skip to content

Làm thế nào để tồn tại và phát triển hơn 1000 năm???

“Trong các cuốn giáo trình kinh tế, các doanh nghiệp được dạy là phải tối đa hóa lợi nhuận, tăng quy mô, thị phần và tốc độ tăng trưởng. Tuy nhiên, nguyên tắc hoạt động của các công ty này hoàn toàn khác”, Kenji Matsuoka – Giáo sư tại Đại học Ryukoku tại Kyoto cho biết, “Ưu tiên số một của họ là có thể tiếp tục hoạt động. Mỗi thế hệ giống như một tuyển thủ trong cuộc chạy tiếp sức. Điều quan trọng là phải chuyền được gậy cho người sau”.

Nhật Bản nổi tiếng với các doanh nghiệp lâu đời. Quốc gia này hiện là quê hương của hơn 33.000 công ty có tuổi đời từ 100 năm trở lên, chiếm 40% số công ty nhóm này trên thế giới. Hơn 3.100 doanh nghiệp đã tồn tại ít nhất 200 năm. Khoảng 140 đã hoạt động hơn 500 năm và ít nhất 19 khẳng định đã qua 1.000 năm.

Các công ty này được gọi là “shinise” trong tiếng Nhật và là niềm tự hào của quốc gia này. Chính quyền địa phương quảng cáo sản phẩm của họ. Sách quản trị lý giải bí quyết thành công của họ. Hướng dẫn viên du lịch cũng nhiệt tình với các công ty này.

Phần lớn các doanh nghiệp lâu đời như Ichiwa là công ty gia đình nhỏ, cung cấp các sản phẩm và dịch vụ truyền thống. Tuy nhiên, một số lại khá nổi tiếng, như Nintendo – bắt đầu là công ty sản xuất lá bài cách đây 131 năm, hay hãng nước tương Kikkoman đã hoạt động từ năm 1917.

Để tồn tại qua cả thiên niên kỷ, Hasegawa cho biết một doanh nghiệp không thể chỉ theo đuổi lợi nhuận. Họ cần có mục đích cao hơn. Trong trường hợp của Ichiwa là tín ngưỡng. Họ phục vụ những người hành hương đến đến thờ.

Những giá trị cốt lõi này được gọi là “kakun”, giúp các công ty ra quyết định kinh doanh suốt nhiều thế hệ. Họ quan tâm đến nhân viên, hỗ trợ cộng đồng và hướng đến sản phẩm khơi lên sự tự hào.

Với Ichiwa, điều này đồng nghĩa chỉ làm một thứ và làm thật tốt. Đây là cách tiếp cận của rất nhiều doanh nghiệp Nhật Bản.

Theo Vnexpress: https://vnexpress.net/cach-mot-doanh-nghiep-nhat-ban-ton-tai-hon-1-000-nam-4201030.html