Skip to content

7 cách để tìm ra “the rigth things” – Phát triển tư duy chiến lược hiệu quả

Đâu đó có câu, “do the rigth things first”. Ý là do the right things first, do the things right later.
Chọn đúng việc để là trước, rồi hãy tìm cách làm việc đó một cách đúng và tốt sau.
Chẳng hạn bạn đang phải tìm đường đi từ khách sạn đến sân bay tại một thành phố xa lạ. Điều đầu tiên bạn phải tìm ra vài con đường có thể đến được sân bay. Sau đó mới tìm con đường khả thi và ngắn nhất. Rồi mới chọn phương tiện (do the things right) là xe hơi, xe ôm, xe đạp, đi bộ… sau. Nếu bạn chọn không đúng đường(do rigth things) mà đã lo chọn xe hơi(do things right) thì nếu xe đi càng nhanh thì càng…chết vì có thể đã đi con đường ngược lại, càng đi càng xa sân bay.

Vì thế tầm quan trọng của do the right things là rất rõ.
Có bạn lại hỏi, làm sao để tìm được “the right things”. Để trả lời trong một câu trả lời thật không đơn giản. Hôm nay có thời gian tôi tổng hợp lại một số cách tôi đã sử dụng và áp dụng có kết quả tốt, ít nhất trong lĩnh vực growth hacking, phát triển sản phẩm và phát triển kinh doanh.

  1. Nguyên lý 80/20

    • Đây gần như là cách cơ bản nhất để tìm ra những điều ảnh hưởng quan trọng nhất trong hầu như mọi lĩnh vực. Hầu như ai cũng biết nhưng thực sự sử dụng hay ko thì chưa rõ.
    • Để tìm ra được 20% yếu tố tạo ra kết quả bạn phải dành thời gian thống kê và phân tích dữ liệu. Ví dụ: tìm ra những kênh nào đem lại 80% traffic, nhóm khách hàng nào mua 80% doanh số, nhóm nào tạo ra 80% loại nhuận…
    • Bạn có thể tìm đọc quyển Nguyên lý 80/20, hoặc nghe các podcast của Tim Feriss, chuyên phỏng vấn những người top performer, thành công xuất sắc ở mọi lĩnh vực về cách họ đạt được đỉnh cao.
  2. Xác định độ ưu tiên

    • Có một số việc chưa tạo ra kết quả, số liệu thì lúc đó cần xác định độ ưu tiên.
    • Để set độ ưu tiên đúng cách, thì phương pháp ma trận “Khẩn cấp – Quan trọng” rất rõ ràng và hiệu quả.
Ma trận: Khẩn cấp – Quan trọng

tham khảo

Nếu nhìn theo góc độ quản trị từ chuyên gia hàng đầu Peter Drucker thì có 3 yếu tố cần cân nhắc khi xét độ ưu tiên là: Team – Tactics – Think. Nếu ở cấp độ cá nhân sẽ theo thứ tự: Tactics – Team Think. Còn ở C-level sẽ đặt Think first: Think – Team – Tactics. Tham khảo: https://www.bizjournals.com/bizjournals/how-to/growth-strategies/2015/12/the-modern-executive-how-to-do-right-things-right.html

3. Tham khảo “proven model”

      • Nếu như lĩnh vực bạn đang tìm hiểu là khá mới mẻ, không có số liệu ở VN, cũng không áp dụng ma trận trên được thì bạn có thể dùng cách proven model.

Dạo trước khi làm việc và phỏng vấn một số VC – venture capitalist hàng đầu ở Đông Nam Á, tôi thường nghe họ nhắc cùng một khái niệm chung “proven model”. Sau đó mới biết đây là cách phổ biến trong lĩnh vực đầu tư mạo hiểm để xác định xem một startup có tiềm năng hay không. Nếu như họ chưa rõ về mô hình của một startup nào đó, cũng chưa có số liệu cụ thể, thì họ sẽ xem ở Mỹ, ở Trung Quốc có những startup nào tương tự đã thành công ở quy mô lớn hay chưa. Nếu đã có rồi thì họ sẽ yên tâm hơn, tỉ lệ rủi ro giảm bớt đi một phần vì mô hình startup họ đang đánh giá ít nhất đã được chứng thực ở một thị trường lớn hơn, phát triển hơn.
Proven model ở đây không nhất thiết chỉ áp dụng cho startup, mà còn trong career path, ở những lĩnh vực bạn có thể tìm được những trường hợp đã thành công, đã làm tốt để tham khảo và tìm ra điều đúng đắn.

4. Hỏi mentor

        • Mentor phù hợp  sẽ nhìn thấy ngay những vấn đề mà bạn suy nghĩ rất lâu mới ra, hoặc có thể nghĩ mãi vẫn không có kết quả. Đơn giản là vì bạn chưa có đủ input, trải nghiệm thực tế hay phương pháp tư duy hiệu quả.

Không phải ngẫu nhiên mà ngay cả Steve Jobs, Mark Zuckerberg cũng luôn có ban cố vấn riêng của họ để tham khảo ý kiến những vấn đề quan trọng.

5. Đọc sách

          • Một quyển sách hay đúng lĩnh vực bạn đang tìm hiểu sẽ tổng kết, hệ thống hoá và đưa ra nhiều góc nhìn mới từ đó giúp bạn nhìn rõ lại vấn đề đang cần giải quyết một cách tổng quan và rõ ràng hơn.

Ví dụ bạn đang phát triển một sản phẩm mới trong một lĩnh vực nào đó. Lúc này nếu bạn đọc quyển Lean Startup sẽ có cách tiếp cận phát triển sản phẩm phù hợp, đọc quyển Hooked sẽ biết được đâu là yếu tố cốt lõi tạo nên thành công của các công ty nổi tiếng. Đọc quyển The membership economy sẽ có thêm hướng triển khai mô hình kinh doanh…

6. Học một số khoá học chuyên biệt

            • Đôi khi chỉ cần tham gia học một khoá học đặc thù nào đó trong vài ngày, vài tuần là chúng ta đã có thêm góc nhìn mới về những yếu tố quan trọng.

Ví dụ: có lần tôi tham gia một khoá học về Social Business Strategy. Sau khi học tôi biết được một số hướng phát triển trong mảng social impact business, các key factor để đo lường hiệu quả của một business trong mảng này. Khoá học chỉ mất khoảng 5-7h/tuần trong 4 tuần. Sau đó tôi biết được đâu là một số  the rigth things trong mảng này.

7. Ngắt kết nối – giảm các yếu tố gây mất tập trung

              • Để ngắt kết nối có một số cách đơn giản hàng ngày như: để chế độ airplane mode 30-60p, có bạn tôi không cài fb trên điện thoại, hoặc tắt hết notification. Tương tự với email. Cũng có thể thiền 15-30p mỗi ngày(tôi đang dùng cách này).
              • Bill Gates mỗi năm dành 2 tuần để đi nghỉ dưỡng và hoàn toàn xa rời công việc thường ngày để có thể suy nghĩ về định hướng công ty, những dự án mới etc. Steve Jobs từng nghỉ hẳn một năm để đi thiền định. Đây chính là những cách để detox mind, xoá bỏ bớt rác và tạp chất khỏi não để mọi thứ rõ ràng trong suốt hơn.

8. Lối sống tối giản

 

 

 

 

Nếu như core concept của Lean Startup là MVP – minimum viable product, một sản phẩm đơn giản nhất chỉ có vài tính năng quan trọng nhất đáp ứng đúng nhu cầu chính yếu của người dùng. Thì tư duy tối giản có thể coi là MVP của một bộ não tối ưu của bạn.

    • Nếu như hàng ngày bạn đã tập theo thói quen tối giản, lối sống tối giản tập trung vào những gì thiết yếu nhất không thể thiếu, thì tư duy của bạn sẽ dễ tập trung hơn để nhìn rõ ra những gì thực sự quan trọng.
=======
Nội dung website được phát triển bới Growthkey - cộng đồng Growth Marketing/Growth Hacking đầu tiên tại Vietnam. Cùng tham gia chia sẻ và học hỏi!