Skip to content

Đi tìm “Dream Team” 2010 hay đi tìm Growth Team 2020?!

Đi tìm Dream Team

@27/07/2020
Bài  dưới tôi viết nhiều năm trước nhân dịp “‘fail một startup”. Và cũng có khá nhiều cao thủ cùng thảo luận. Chắc đã bị lạc hậu mất một phần nên
Giờ 10 năm sau ngồi ngẫm lại bổ sung cho đúng tinh thần growth-hacking, Lean startup để có Dream Team đúng nghĩa thời khủng hoảng.

1. Chuyên gia lĩnh vực

nếu phải có chuyên gia thì sẽ hạn chế việc phát triển nhanh. Vì vậy giải pháp là chọn những lĩnh vực ko đòi hỏi chuyên môn quá sâu. Và growth-hacker sẽ phải tư duy và học nhanh phần chuyên môn thiết yếu.

2. Chuyên gia công nghệ

Chắc chắn chúng ta phải cần chuyên gia công nghệ để có thể phát triển sản phẩm tốt và hỗ trợ tăng trưởng đột phát.

Tuy nhiên sản phẩm công nghệ cần cả front-end , back-end, và cả tư duy kiến trúc hệ thống, phát triển tinh gọn. Lý tưởng ở đây chúng ta cần có một full-stack developer có thể phát triển cả front lẫn back-end và kiến trúc hệ thống.

Chuyên gia công nghệ thậm chí đóng một phần vai trò của nhà quản trị dotcom vì core product là trung tâm của growth.

3. Nhà quản trị dotcom

trong những giai đoan đầu phát triển đơn giản tinh gọn theo tinh thần Lean Startup ko nhất thiết phải có nhà quản trị dotcom. Sản phẩm phát triển theo mô hình MVP sẽ tối giản và tập trung vào những một vài nhu cầu thiết yếu nhất của khách hàng mục tiêu nên nhân sự và chức năng sản phẩm cũng rất tinh gọn theo mvp.

4. Marketer và salesman

lúc này growth-hacker phải kết hợp để grow cả user base và doanh số.

Tổng hợp lại cả ba vai trò trên, với tinh thần Lean Startup thì một strategic growth-hacker phải đóng hết các vai.

Tổng kết để làm growth-hack cuối cùng chỉ cần 2 role strategic growth-hacker và architecture fullstack developer.

Các role khác thì từ từ tính, nếu không có thì lean product này cũng đã grow theo kiểu một lean business tới một scale nhất định mà ko cần một đội ngũ nhân sự hùng hậu phải đi gọi rất nhiều tiền từ VCs.

Các bạn thấy sao??

Bài đầu tiên đăng trên fb vào 14-01-2010 với bình luận: https://www.facebook.com/notes/minh-buii/internet-vn-%C4%91i-t%C3%ACm-dream-team/248889429226/


Đâu là một mô hình “Dream Team” lý tưởng để có một dotcom thành công? Dream Team sẽ gồm những đối tượng như thế nào? Tôi thử phác họa xem sao.

1. Chuyên gia lĩnh vực

Nếu dotcom đó hoạt động trong những lĩnh vực chung chung như: tìm kiếm, mạng xã hội… thì có lẽ không cần nhà chuyên môn trong lĩnh vực. Nhưng nếu dotcom thuộc những lĩnh vực hẹp hơn như chứng khoán, bất động sản, game, … thì nhà chuyên môn là một nhân vật khó có thể thiếu được. Chuyên gia trong lĩnh vực sẽ chính là hoa tiêu hướng dẫn con tàu dotcom đi đúng hướng đến trái tim của người sử dụng. Nếu mọi thứ công nghệ, tài chính, … đều tuyệt hảo mà đánh trật mục tiêu thì mọi công sức đều trở thành vô nghĩa.

Thử nhìn các dotcom thành công hiếm hoi như VnExpress, VietnamWorks, VinaGame, họ đều có một chuyên gia lĩnh vực trong team ban đầu của mình. VnExpress có Thang Đức Thắng, anh là một nhà báo kỳ cựu nhiều kinh nghiệm – Trưởng ban báo Điện tử báo Lao Động. Còn ở Vietnamworks đó chính là Jonah Levey, một chuyên gia nhân sự ở Mỹ. Với CEO của VinaGame, anh Lê Hồng Minh từng là một trong những game thủ xuất sắc nhất Việt Nam.

2. Chuyên gia công nghệ

Nói đến dotcom, thông thường người ta hay nghĩ ngay đến từ công nghệ cao. Việc có một chuyên gia công nghệ xuất sắc trong đội hình xuất phát sẽ là một “vũ khí đột phá” để tạo một lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ lúc đầu về các khía cạnh: tốc độ phát triển, khả năng tự động hóa để giảm thiểu chi phí…

Đồng thời một khi hệ thống bắt đầu phát triển quy mô lớn thì người kiến trúc sư này sẽ rất quan trọng trong việc tạo ra một kiến trúc bền vững cho tòa cao ốc dotcom có thể đứng vững và phát triển với gia tốc lớn.

Tuy nhiên tùy thuộc vào loại hình mà đôi khi một dotcom không cần phải có năng lực công nghệ thật mạnh để thành công. Trang 5giay.vn, mạng thương mại điện tử rất thành công đi lên từ một diễn đàn open source đơn giản.

3. Nhà quản trị dotcom

Nhà quản trị dotcom giỏi phải biết được khả năng của sức mạnh công nghệ có thể áp dụng vào đâu để đáp ứng đúng nhu cầu của người sử dụng. Đồng thời nhà quản trị cũng phải có một tư duy “thương mại hóa” để có thể biến những lợi thế đã đạt được thành kết quả cụ thể, chính là lợi nhuận.

Nhà quản trị phải biết được đâu là điểm yếu của team để tìm cách cân bằng và lấp lỗ hổng. Nếu Mr Trương Đình Anh không mời Mr Thang Đức Thắng đã nói ở trên về phụ trách VnExpress mà tự quản lý bằng tư duy của một nhà kỹ thuật thì VnE sẽ đi đến đâu?

Đặc biệt nhà quản trị dotcom phải am hiểu về Internet, những lợi thế của Internet cũng như những vấn đề thuộc về tâm lý và nhu cầu, thói quen của người dùng Internet. Thông thường với thuyết quản trị, vị trí ở càng cao thì nhà quản trị càng dễ luân chuyển sang một lĩnh vực mới hoàn toàn. Nhưng Internet là một ngoại lệ mà thuyết quản trị này không còn ứng nghiệm.

3 nhân vật ở trên tôi nghĩ là không thể thiếu với một team xuất phát. Thực ra 3 người này không hẳn tách bạch chuyên môn như vậy mà có thể đan xen lẫn nhau. Tuy nhiên ít khi một người có cả 3 điểm trên, nên thường một Internet team phải có từ 2 người trở lên là vậy.

4. Marketeer & Salesman

Đây là tướng tiên phong để tấn công ra chiến trường và giành thị phần. Một team với một marketeer nhiều kinh nghiệm sẽ giúp dotcom lấy được cảm tình của người sử dụng với một chi phí thấp nhất. Vì tài chính của startup thông thường là một con số khiêm tốn nên việc có một Marketeer từ đầu sẽ giảm thiểu rất nhiều chi phí. Tương tự nhà quản trị, Marketeer cũng phải hiểu được đặc thù sản phẩm hi-tech mới có thể làm việc hiệu quả.

5. Chuyên gia tài chính

Đây là người giữ túi tiền nho nhỏ của startup lúc đầu và làm cho nó to ra khi tìm kiếm đầu tư, phát triển quy mô lớn. Vì tư duy của chuyên gia tài chính là “money mind”, đo hiệu quả bằng tiền, nên vị trí này sẽ giúp cho các startup founder bớt mơ mộng, tập trung vào việc tạo ra một mô hình kinh doanh hiệu quả.

Đồng thời các quỹ đầu tư cũng yên tâm hơn khi trao tiền cho một team có “người quản lý tiền” giỏi. Hẳn việc xuất thân là một nhà chuyên môn tài chính, từng làm ở một vị trí quản lý cấp cao của VinaCapital của anh Lê Hồng Minh là một lợi thế không nhỏ của VNG lúc gọi vốn ban đầu.

6. Người nước ngoài/ Việt kiều/Du học sinh

Đối tượng này thường là có khả năng quản trị tốt và có nhiều lợi thế về mặt quan hệ quốc tế, quan hệ với quỹ đầu tư. Đồng thời với kinh nghiệm và trải nghiệm của họ ở những thị trường Internet đã “trưởng thành” cũng giúp cho team tăng thêm vài thành “công lực”.

7. Chuyên viên quan hệ nhà nước

Đây là một vị trí nhạy cảm và thông thường chỉ được bổ sung khi dotcom đã phát triển đến một mức độ nhất định. Dù gì thì ở một thị trường chưa phát triển như ở VN thì người có “chuyên môn” này sẽ giúp cứu thua đội nhà trong nhiều tình huống dễ bị cháy lưới vì những ràng buộc, chồng chéo của một hệ thống luật chưa hoàn chỉnh.
Ngay cả bên Mỹ Google còn mời cựu phó TT Mỹ Al Gore làm cố vấn thì ở công ty VN chắc cũng không nên bỏ qua vị trí này.

Đâu là công ty có một Dream Team ở trên? Bạn thử nghĩ xem, nếu dotcom nào có một team như vậy thì tôi nghĩ việc thành công chỉ là vấn đề sớm muộn.

=======
Nội dung website được phát triển bới Growthkey - cộng đồng Growth Marketing/Growth Hacking đầu tiên tại Vietnam. Cùng tham gia chia sẻ và học hỏi!

1 thought on “Đi tìm “Dream Team” 2010 hay đi tìm Growth Team 2020?!”

  1. Pingback: seo site planner

Comments are closed.