Skip to content

eRetail – Chiến lược đến từ tương lai – cập nhật tác động Covid

Chiến lược ecommerce và bán lẻ

08/10/2020

Ảnh hưởng của Covid lên ngành bán lẻ trên toàn thế giới

Tầm tháng 9 năm ngoái tôi viết một bài về xu hướng retail ecommerce thế giới và VN. Năm nay cô Vy đến và thay đổi cả thế giới. New Retail, trải nghiệm khách hàng giờ đây thay đổi hoàn toàn. Có lẽ phải định nghĩa lại hết!

Ở VN thay đổi diễn ra ko thấy quá rõ. Ở Mỹ hầu như các cty đều làm việc ở nhà (Work from home), dẫn đến các cửa hàng quán ăn đóng cửa hàng loạt, đặc biệt là các đơn vị nhỏ tầm 10-15 cửa hàng đổ lại. Các chuỗi lớn còn nhiều tiền thì đầu tư thúc đẩy bán online, hoặc tranh thủ mua lại một số cửa hàng quán ăn độc lập có vị trí đắc địa. Có đội còn bị chửi là kền kền – ăn xác chết…

Mảng thời trang làm đẹp của thị trường lớn nhất nhì thế giới này cũng bị ảnh hưởng nặng nề, chuỗi Ulta có 1200 store đã phải đóng hết từ tháng 3, và mới mở lại 300 store gần đây. Các luxury brand dĩ nhiên giảm mạnh doanh số, nên cũng tìm đường online qua các platform chuyên biệt như Net-a-porter, hay Amazon tranh thủ kéo các brand này qua chương trình đặc biệt kiểu Tmall của Alibaba (vì trước đây các brand này chê Amz nhắm Kh mức thấp vả trung, hình ảnh ko premium lắm)

Doanh số Uber/Lyft cũng giảm mạnh, mảng tăng trưởng duy nhất là food delivery. Uber bỏ ra hơn 2 tỉ đô mua lại Postmate startup giao thức ăn.
Các food tech startup cũng nở rộ. Instartcart chuyên giao grocery qua freelance kiểu Uber Eats giờ định giá hơn chục tỷ.
Cổ phiếu các công ty công nghệ và liên quan ecommerce, thức ăn, wfh đều tăng trưởng đột biến từ 3-5 lần hoặc hơn nữa trong vòng 6 tháng như: Shopify, Amazon, Zoom,… Tesla tách cổ phiếu xong tăng cũng 5 lần…

Ở VN thì những xu hướng nào sẽ tăng trưởng mạnh thời cô Vy nhỉ? Số hoá các tiệm tạp hoá kiểu như Vinshop/Telio? Tập trung lên bán ở Shopee Mall? Hay mô hình subscription/membership sẽ nở rộ?
Khá nhiều nhà máy xí nghiệp đóng cửa hoặc sa thải hầu hết công nhân vì các đơn hàng xuất khẩu đã hết… => cho vay tiêu dùng sẽ tăng lên?…


06/09/2019

Các chuyên gia bán lẻ cho rằng “Bán lẻ là nhìn vào quá khứ 3 tháng, cái gì bán được, cái gì không”. Đó là lý do nhiều nhà bán lẻ chỉ thấy cây mà không thấy rừng. Ngay cả đại cao thủ Walmart còn chậm chân trong việc đánh giá vai trò của ecommerce thì … Vì thế tôi thử tìm hiểu một số xu thế bán lẻ của tương lai ở các thị trường phát triển và xem liệu chúng ta có thể áp dụng hay tham khảo cho thị trường VN hay không?! Và liệu các startup có thể catch the trend và tìm ra một cơ hội nào đó trong thị trường bán lẻ 180 tỉ đô, gần bằng GDP của cả nước hay không?

Nhà đầu tư công nghệ huyền thoại Marc Andresssen đe doạ ngành bán lẻ với câu nói nổi tiếng: “Software is eating the world”, trong đó có ngành bán lẻ. Để nhấn mạnh hơn nữa ông nói: “Retail Stores Will Completely Die”. Và “giá cố định của bất động sản cùng với hàng hoá tồn kho đặt mọi nhà bán lẻ vào vị thế có vốn vay cao”.

Thị trường bán lẻ Mỹ

Amazon vượt qua Walmart để trở thành nhà bán lẻ có giá trị thị trường cao nhất thế giới. Walmart đang bán khoảng 11 triệu mặt hàng, một con số ấn tượng nhưng chỉ là con số lẻ 3% của số mặt hàng Amazon bày bán hơn 356 triệu sản phẩm.

Giá trị thị trường của Amazon hiện cao hơn 800 tỉ đô, còn Walmart chỉ khoảng 250 tỉ đô trong khi doanh số 2017 của Walmart gần 500 tỉ đô gần gấp ba doanh thu Amazon 180 tỉ đô. Chỉ một yếu tố khác biệt là doanh thu ecomerce của Walmart khoảng 15 tỉ tương ứng với 3% doanh số, trong khi Amazon hầu như đa số doanh thu đến từ ecommerce.

Thị trường Ấn Độ

Ở Ấn Độ, vẫn là một nước đang phát triển, năm 2015 doanh số của ba marketplace hàng đầu Flipkart, Amazon và Snapdeal đã lớn hơn tổng doanh số của top 10 nhà bán lẻ truyền thống.

Đông Nam Á

Ở gần và không đi trước Việt Nam quá xa như thị trường Mỹ, Central Group, nhà bán lẻ hàng đầu Thái Lan cũng đã lập ra một liên doanh trị giá 500 triệu đô với JD, công ty TMĐT lớn thứ hai Trung Quốc sau Alibaba, để phòng thủ và phát triển dưới áp lực cạnh tranh của nhiều công ty ecommerce như Lazada, Shopee. Tại Indonesia, MatahariMall với hơn 500 siêu thị và cửa hàng khắp cả nước đã phát triển kênh ecommerce bằng cách đầu từ 500 triệu đô và phát triển hẳn một công ty riêng về TMĐT, cũng trong áp lực cạnh tranh khủng khiếp đến từ các đại gia marketplace Tokopedia, Lazada, Shopee, Bukalapak…

Mỹ & Canada

Dù chủ yếu các xu hướng ở thị trường Mỹ và Canada, tuy nhiên đã có một vài khái niệm đã được ứng dụng tại Việt Nam. Có lẽ sẽ có nhiều hơn nữa trong tương lai gần. Một xu hướng thú vị là nền kinh tế trải nghiệm, nơi người tiêu dùng không chỉ muốn mua sắm mà còn mong muốn các trải nghiệm mới, thú vị và ấn tượng. Theo chuyên gia Doug Stephens chia sẻ: “Cửa hàng chính là truyền thông” và “Trải nghiệm là tiếp thị”. Hiện tại TGDD cũng đang tăng cường cải tiến trải nghiệm KH tại cửa hàng, dù dịch vụ KH của TGDD vốn đã được đa số KH khen ngợi.
  • Giao hàng trước khi KH mua: Amazon đăng ký độc quyền công nghệ này giúp họ dự báo một số KH cụ thể sẽ có nhu cầu mua một số mặt hàng dựa vào lịch sử mua hàng trước đó. Ở VN tuy chưa có công nghệ này nhưng đã có một hai startup thú vị với một dịch vụ ở cấp độ thấp hơn là BeeketingDataMart. Beeketting là một giải pháp Marketing Automation khá phổ biến trên Shopify và Wocommerce, Bee dùng AI để giúp các online seller hiểu customer behavior và bán hàng tốt hơn. DataMart thành lập bởi một vài ex-Lazada cung cấp giải pháp giúp các chủ shop online nhỏ và vừa bán hàng thông minh hơn, hiệu quả hơn nhờ vào việc phân tích dữ liệu và hành vi mua hàng của khách hàng.
  • Mua hàng chỉ với một nút bấm: Dash Button là một nút bấm được kết nối wifi của Amazon thiết kế. Giả sử máy giặt của bạn có một Dash Button, khi hết xà bông giặt bạn có thể nhấn nút và đơn hàng được tự động gửi đi. Amazon áp dụng vào các mặt hàng tiêu dùng nhanh hết và được sử dụng lặp đi lặp lại như khăn giấy, dao cạo râu, khử mùi, tã… Và rồi đây ko chỉ là một nút bấm mà là một nền tảng dịch vụ bổ sung tự động. Công nghệ này cho phép đặt cảm biến và các thiết bị tự động đặt hàng bổ sung khi cần. Công nghệ này giúp Amazon đi trực tiếp đến KH và bỏ qua các bước mua sắm thông thường, cắt đứt shopping journey của KH có thể dẫn đến việc KH mua ở các site online shopping khác. Thử tưởng tượng nếu Lazada VN hay Tiki hợp tác với Samsung và Momo để thực hiện nền tảng dịch vụ mua hàng auto on-demand này thì chuyện gì sẽ xảy ra với các nhà bán lẻ còn lại??
  • Doug ví von: “Các công ty TMĐT như những con cá mập dưới lòng đại dương, còn các nhà bán lẻ truyền thống như những người lướt sóng xui sẻo bị tấn công từng người một”.
  • Bán lẻ đáp trả: công nghệ bán lẻ trực tuyến sẽ dựa nhiều vào chatbot và AI để xử lý các đơn hàng nhanh hơn, hiệu quả hơn. Một đội đang tích cực triển khai xu hướng này là Haravan với sản phẩm Harafunel cung cấp miễn phí cho các nhà bán lẻ từ shop nhỏ đến các đại gia như Vinamilk, Aeon mall …
  • Mua sắm qua giọng nói: Google HOme, Amazon Echo…
  • Mua sắm, du lịch qua thực tế ảo Virtual Reality (VR). Công nghệ này giúp KH được tương tác thực sự với sản phẩm trước khi mua thay vì chỉ dựa vào mô tả thông tin hình ảnh của người bán. Công nghệ này đặc biệt phù hợp với các dòng sp thời trang, hàng nội thất.
  • Bán hàng qua mạng lưới KOL: RewardStyle là một trong the most innovative startups được bình chọn bởi FastCompany khi xây dựng một mạng lưới cho phép KH mua hàng từ các KOL họ follow đồng thời hỗ trợ các influencer kiếm tiền một cách chủ động hơn. Ở VN có startup Hiip cũng phát triển marketing platform hỗ trợ các brand triển khai các campaign nhanh chóng qua hàng loạt các KOL mà không phải tốn công làm việc với từng KOL một. Tuy Hiip chưa bán hàng trực tiếp qua KOL nhưng với mô hình này, họ hoàn toàn có khá năng triển khai mô hình kinh doanh tương tự như Reward Style trong tương lai.

China

  • Các cửa hàng RT-Mart hoặc Hema của Alibaba cung cấp dịch vụ giao hàng trong vòng 1h cho các khách hàng ở bán kính 3km quanh một cửa hàng nào đó. Đây không chỉ đơn thuần là giao hàng nhanh mà còn liên quan đến location-marketing giúp tối ưu nhiều chi phí quan trọng như marketing, giao hàng và gia tăng mức độ trung thành của KH. Các đơn hàng online của RT Mart tăng đến 5000/ngày từ con số gần zero khi chưa phối hợp với chiến lược số. Thử tưởng tượng nếu các nhà bán lẻ như Unilever, Vinamilk, hay các chuỗi siêu thị cửa hàng có thể đưa ra giải pháp bán hàng ưu đãi cho KH xung quanh cửa hàng của họ, thay vì hầu hết không có dữ liệu KH và không thể đưa ra các chiến dịch tiếp thị tập trung vào nhóm KH “gần gũi” này.
  • Offline to Online branding: Kiến trúc sư trưởng của SKP Mall cho biết: “chúng tôi tạo ra những thiết kế duy nhất chỉ có ở SKP, từ tay nắm cửa, thang cuốn, màn hình, ngay cả toilet… ngôn ngữ thiết kế ở khắp nơi để bao phủ mọi KH đang tham quan mua sắm.” Mục tiêu là ngay lập tức công dân mạng có thể biết được một hình selfie là từ SKP qua thông điệp thiết kế của họ.

Toàn cầu

  • Các nhà bán lẻ truyền thống lớn bắt đầu thâu tóm các ecommerce startup để có công nghệ, tập KH hiện đại với dữ liệu cụ thể và kết nối trực tiếp với KH.
  • Chẳng hạn Unilever bỏ ra hơn tỉ đô để mua Dollar Shave Club, nhãn hàng bán lẻ các sp nam giới với 3 triệu KH đăng ký và $200 triệu doanh thu. Thực tế Unilever đang đẩy mạnh hoạt động bán hàng và tiếp thị trực tiếp đến 1 tỉ thay vì thông qua các agency như trước Cụ thể họ đang triển khai chiến lược này toàn cầu và đã diễn ra ở nhiều nước trong đó có VN và Thái Lan.
  • P&G (chủ thương hiệu Gillette) cũng đáp trả với dịch vụ Gillette Shave Club, đồng thời cũng launch Tide Wash Club giao hàng miễn phí các sản phẩm bột giặt Tide.
  • Cũng theo trào lưu subscription service, Tiki đang thúc đẩy mạnh dịch vụ TikiNow giao hàng nhanh trong 2h tương tự Amazon Prime. Còn trong lĩnh vực làm đẹp Lixibox và Sheis cũng triển khai các dịch vụ mua hàng đăng ký theo box. Hẳn là sẽ có nhiều nhà bán lẻ nữa sẽ nhảy vào khai thác loại hình bán hàng này. Sẽ không ngạc nhiên nếu Adayroi triển khai dịch vụ này vì nó khá phù hợp với tập KH của ADR và các lợi thế của Vingroup.
Cuối cùng nếu cần bạn có thể tham khảo thêm note trước của tôi: “Xu hướng tiêu dùng VN trong 5 năm tới”. Ngoài ra còn những xu hướng nào khác bị bỏ sót? nhờ bạn comment bổ sung giúp!!
Tham khảo
=======
Nội dung website được phát triển bới Growthkey - cộng đồng Growth Marketing/Growth Hacking đầu tiên tại Vietnam. Cùng tham gia chia sẻ và học hỏi!